Những công dụng tốt của lá lốt đối với sức khỏe, đặc biệt là việc giảm triệu chứng phù nề nếu sử dụng đúng cách.
Lá lốt là một loại thảo mộc quen thuộc trong y học cổ truyền và nhiều quốc gia châu Á. Ngoài việc chế biến món ăn ngon và đa dạng, lá lốt còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh khác nhau, đặc biệt là giảm triệu chứng phù nề nhanh chóng.
Phù nề là triệu chứng sưng tấy do tích tụ dịch lỏng trong các mô của cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra ở một số bộ phận như chân, tay, và mặt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây triệu chứng phù nề bao gồm viêm nhiễm, chấn thương, suy tim, bệnh thận, bệnh gan, và các bệnh lý khác.
Trong đó, lá lốt (Piper lolot) có vị cay, tính ấm, được cho là có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống phù nề, rất thích hợp điều trị các bệnh về xương khớp. Theo Đông y, lá lốt có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau và sưng tấy hiệu quả.
Sử dụng lá lốt khá an toàn với hầu hết mọi người, tuy nhiên, không loại trừ có những người bị dị ứng hoặc kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp với lá lốt. Do đó, trước khi sử dụng lá lốt nên thử trên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng.
Thường có 2 cách để sử dụng lá lốt trong việc điều trị chứng phù nề, đó là làm thuốc uống hoặc đắp ngoài da.
Với làm thuốc uống, sẽ cần 30gr lá lốt tươi cùng 1 lít nước. Sau đó rửa sạch lá lốt, cho vào nồi đun sôi, sau đó giảm lửa và đun tiếp khoảng 15 – 20 phú rồi để nguội và chia làm 2 – 3 lần uống hàng ngày. Uống nước lá lốt có thể giúp lợi tiểu, giảm tình trạng tích tụ dịch trong cơ thể và chứng phù nề một cách hiệu quả.
Với việc sử dụng lá lốt đắp ngoài da sẽ phải cần đến 30gr lá lốt tươi và một ít muối. Hãy rửa sạch lá lốt, giã nát cùng muối hạt. Đắp hỗn hợp lá lốt và muối lên vùng bị phù nề trong khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch da. Có thể thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, đừng quên tham khảo ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Nguồn: Laodong.vn